ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: suckhoe4u.com
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đôi điều về Hẹ
Tuesday, September 3, 2013 18:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Liên hệ : [email protected]
Hotline : 0906 173 173

Hẹ thuộc loài thân cỏ, cao 20 – 40cm, lá dài, đầu nhọn, hoa tụ thành xim, hoa màu trắng, hạt nhỏ màu đen. Hẹ được trồng để làm rau ăn và làm thuốc. Hẹ vị cay, hơi chua, tính ấm, không độc; hạt Hẹ vị ngọt, cay, tính ấm.cay he

Hẹ thuộc loài thân cỏ, cao 20 – 40cm, lá dài, đầu nhọn, hoa tụ thành xim, hoa màu trắng, hạt nhỏ màu đen. Hẹ được trồng để làm rau ăn và làm thuốc. Hẹ vị cay, hơi chua, tính ấm, không độc; hạt Hẹ vị ngọt, cay, tính ấm.

Công dụng: Kiết lỵ, ho, tốt cho gan thận, giúp tiêu hóa, đau lưng, hen suyễn, ho cảm lạnh, di tinh, giun kim.

Một số bài thuốc từ Hẹ

Ho lạnh: Lá Hẹ một nắm thái nhỏ, chưng với Đường phèn sau đó uống nước và ăn cả bã.

Suyễn: Lá Hẹ một nắm, sắc với nước, cô đặc rồi uống khi còn nóng.

Ngực đau nhói: Hẹ 5 nắm (kể cả rễ), rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

Thổ tả: Lá Hẹ một nắm, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, nấu cách thuỷ rồi uống.

Da vàng, bụng trướng, bí tiểu: Lá Hẹ một nắm, giã nát, trộn với bã rượu và muối, đắp lên rốn, buộc chặt lại.

Thối tai: Lá Hẹ một nắm, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, nhỏ vào tai ngày 2 – 4 lần.

Viêm họng: Lá Hẹ một nắm, hơ nóng đắp vào cổ họng, khi nguội lại thay lượt khác.

Trĩ: Lá Hẹ một nắm, cho nước đun sôi, xông vào chỗ trĩ. Lấy lá Chuối đậy lên thau có nước Hẹ nóng, đục một lỗ bằng đồng xu rồi ngồi lên phía trên xông. Khi nước nguội, dùng nước đó ngâm và rửa hậu môn.

Đau bụng do kinh nguyệt: Hẹ (cả cây, rễ) một nắm, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt hòa với ít rượu rồi uống.

Mửa mật xanh: Lá Hẹ một nắm giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, hòa với nước Gừng rồi uống.

Bụng chướng: Lá Hẹ một nắm, giã nát, vắt lấy nước cốt hòa với mỡ heo, uống, rồi ăn cháo nóng ngay.

Đầu ngón tay, chân sưng nhức: Hẹ (cả cây, rễ) một nắm, giã nát, xào với rượu rồi chườm vào chỗ đau, nếu có thêm lá Chàm càng tốt.

Thương hàn: Lá Hẹ một nắm, lá Xương sông một nắm, giã nát, hòa với nước, lọc bỏ bã, uống nước.

Thổ huyết: Lá Hẹ, Gừng lượng bằng nhau, mỗi thứ 20g, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm một chút Nhọ nồi, hòa với nước tiểu trẻ em rồi uống.

Lạnh bụng tiêu chảy: Lá Hẹ một nắm, Hành trắng nửa nắm, gạo một nắm, nước hai chén, nấu chung với nhau, thêm ít vỏ Quýt, hạt Tiêu, Gừng và muối, ăn lúc đói.

Đau hai bên sườn: Gốc Hẹ giã nát, xào với giấm, bọc vào vải rồi chườm vào chỗ đau; cùng một lúc dùng một nắm Hẹ cả rễ giã nát hoà, với ít rượu trắng và nước, vắt lấy nước uống.

Ăn vào mửa ra: Nước cốt Hẹ, nước cốt quả Lê, nước cốt Gừng tươi hòa với nhau, chưng nóng rồi uống trước khi đi ngủ.

Xuất tinh sớm: Hạt Hẹ một nắm sắc với nước, cô đặc lại, uống khi còn nóng.

Đau răng: Hẹ một nắm (cả rễ) giã nát, đắp vào chỗ đau răng, ngày 5 – 6 lần, cách nhau hai giờ.

Chú ý: Hẹ rất kỵ Mật ong và thịt Trâu, mùa hè dùng Hẹ không có lợi.

BS. Xuân Lục (CTQ số 54)

The post Đôi điều về Hẹ appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.

2013-09-03 17:52:04

Nguồn: http://suckhoe4u.com/doi-dieu-ve/

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.