ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: suckhoe4u.com
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tam thất – vị thuốc quý trong bổ dưỡng, chỉ huyết, điều trị tim mạch và ung thư
Tuesday, September 3, 2013 1:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Liên hệ : [email protected]
Hotline : 0906 173 173


Tam thất còn có tên là Sâm tam thất, Nhân sâm tam thất, Điền thất, Sơn thất, Kim bất hoán (vàng không đổi).

tam that

Tam thất còn có tên là Sâm tam thất, Nhân sâm tam thất, Điền thất, Sơn thất, Kim bất hoán (vàng không đổi).

Loại thượng hạng là loại củ phải già, trồng trên 5 năm, củ phải lớn, khoảng chừng 50 đến 100 củ trên một kg thì mới đạt chất lượng. Phải lựa loại củ hình tròn để khỏi nhầm với củ Gừng gió.

Đặc tính và công dụng

Theo Y thư cổ truyền Đông phương, Tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, không độc, vào các kinh: Can (gan), vị (dạ dày), phế (phổi), tâm (tim), đại tràng ruột già). Có tác dụng hoạt huyết (thúc đẩy khí huyết lưu thông), chỉ thống (giảm đau nhức), chỉ huyết (cầm máu), tán huyết (tam máu bầm, máu tụ), tiêu thủng (làm tan, xẹp hết sưng phù), giải độc xà hổ giảo thương (trừ độc rắn cắn, cọp vồ…).

Theo nghiên cứu của Dược lý hiện đại Tây phương, Tam thất có tác dụng:

- Cầm máu nội tạng: Dạ dày, phổi, tử cung, đường ruột, vết thương bên ngoài do đâm chém té ngã…

- Tăng lưu lượng mạch máu vành tim, giảm lực cản của mạch máu ngoại biên, hạ huyết áp…

- Hưng phấn thần kinh trung khu, chống mệt mỏi, tăng cường khả năng làm việc của trí não chân tay.

- Tăng nội tiết sinh dục.

- Tăng cường khả năng hấp thu chuyển hoá.

- Phục hồi bình thường chức năng miễn dịch.

- Bồi bổ cơ thể, có thể dùng thay Nhân sâm Cao ly, vì theo sự phân chất của khoa dược hiện nay cho thấy, ở Tam thất có nhiều thành phần giống như Cao ly nhưng không làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim như sâm Cao ly.

Chỉ định điều trị

Theo tài liệu cổ Đông phương, Tam thất trị:

- Tất cả các chứng xuất huyết trong nội tạng như khái huyết, lạc huyết (ho ra máu, khạc ra máu, thổ huyết, tiện huyết (xuất huyết tiêu hoá dạ dày và đường ruột như mửa ra máu, ỉa ra máu), nhị tiện hạ huyết (đại tiện, tiểu tiện ra máu), nục huyết (ra máu mũi), băng lậu (xuất huyết tử cung, rong kinh).

- Trị kim sang, ung độc (mụn nhọt) ngoài da, trong xương và nội tạng.

- Trị trật đả tổn thương (vết thương bên ngoài do té ngã, đánh đập, đâm chém), trong uống ngoài thoa.

- Trị xà, hổ giảo thương (rắn cắn, cọp vồ bấu), trong uống ngoài thoa.

heo nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng gần đây, Tam thất có tác dụng:

- Trị bệnh mạch vành tim (thiếu máu ở động mạch vành).

- Trị chứng đau thắt ngực do tim.

- Tăng lưu lượng máu cơ tim (đề phòng chứng thiếu máu ở cơ tim).

- Trị chấn thương sọ não, chống phù não.

- Chống viêm và giảm đau như viêm gan, viêm khớp…

- Hạn chế sự phát triển của khối u trong ung thư, theo kinh nghiệm lâm sàng cho thấy nhiều loại u xơ như vú, tử cung, tiền liệt tuyến… đã dùng Tam thất liều dài ngày, khiến các khối u không gia tăng.

Bạch dược Vân Nam chính là dùng Tam thất làm chủ dược, thêm một ít phối dược hợp thành. Năm 1979 theo báo cáo “Khoa học dược vật” của Mỹ: Bạch dược Vân Nam Trung Quốc có tác dụng ức chế rõ đối với ung thư bạch huyết và ung thư mũi họng. Trường Đại học Hiroshima (Nhật Bản) đã dùng nước chiết xuất từ Tam thất để ức chế tế bào ung thư cổ tử cung, tỉ lệ ức chế đạt đến 90% trở lên.

- Trị sự suy yếu khả năng tình dục như: liệt dương, lãnh cảm, vô sinh.

- Trị tất cả các bệnh xuất huyết trong nội tạng như phổi, dạ dày, ruột, tử cung… và các vết thương hở và vết thương kín trong uống, ngoài thoa đắp

Cách dùng

Trừ trường hợp đặc trị phải theo y lệnh của thầy thuốc hướng dẫn, còn những trường hợp bình thường dùng liều bồi bổ, duy trì dài ngày, thì trung bình mỗi ngày chừng 4 – 8g ở dạng bột, khoảng 1 – 2 thìa cà phê, vì thuốc ôn hoà không độc tính. Có thể pha sữa cháo hoặc thức ăn uống hoặc dùng đơn độc, tuỳ ý… Phụ nữ sau khi sinh có thể dùng Tam thất nấu với thức ăn để bồi bổ, đồng thời làm sạch huyết xấu, sinh huyết mới.

Chống chỉ định

Theo tài liệu cổ, Tam thất thuộc loại dương dược, rất ít độc tính. Tuy vậy, theo kinh nghiệm lâm sàng, nếu dùng quá liều lượng trung bình gấp 10 lần, cũng làm tăng nhẹ nhịp tim và huyết áp, nếu dùng thường xuyên thì nên giữ liều lượng trung bình.

L.Y Đặng Xuân Quang – CTQ số 56

The post Tam thất – vị thuốc quý trong bổ dưỡng, chỉ huyết, điều trị tim mạch và ung thư appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.