ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: thoibaokinhdoanh.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cẩn trọng với trái phiếu doanh nghiệp
Monday, November 11, 2013 4:39
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Thời báo Kinh Doanh) – Bên cạnh trái phiếu Chính phủ, ngân hàng cũng đang đổ tiền dư thừa vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Hiện TPDN đang chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên, giới chuyên gia khuyến cáo các ngân hàng nên cẩn trọng với TPDN vì cần phải xem hiệu quả của việc sử dụng vốn.

Theo một thống kê chưa đầy đủ, tổng lượng phát hành TPDN trong quý III/2013 ít nhất đã đạt con số 19.900 tỷ đồng, khối lượng cao nhất tính theo đơn vị quý trong nhiều năm trở lại đây.

Con số này chiếm khoảng 29% lượng tín dụng tăng ròng trong quý III của toàn ngành ngân hàng. Còn tính từ đầu năm, số vốn huy động từ TPDN là 34.000 tỷ đồng, bên mua trong các đợt phát hành này hầu hết là các ngân hàng lớn và vừa. Tính đến ngày 20/9/2013, tăng trưởng tín dụng VND (đã tính cả TPDN) là 9,98%, thấp hơn so với tăng trưởng huy động 11,63%.

Nóng kế hoạch phát hành trái phiếu

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lớn đã đổ xô đi tìm vốn thông qua TPDN khi lãi suất đã giảm xuống mức thấp kỷ lục và thanh khoản dồi dào. Hồi đầu tháng 10/2013, Công CP Du lịch Thiên Minh đã tiến hành chào bán trái phiếu tới các nhà đầu tư (NĐT) thông qua

Công ty chứng khoán ACB. Quy mô của đợt phát hành khoảng 1.000 tỷ đồng.

Thiên Minh là công ty tư nhân có số vốn góp chủ yếu của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Trần Trọng Kiên. Đầu năm 2011, Thiên Minh đình đám với thương vụ mua lại hệ thống Victoria Hotels & Resorts, trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng. Tài sản của Thiên Minh khi đó xấp xỉ 500 tỷ đồng, số vốn để mua lại chuỗi khách sạn này phần lớn là vốn vay.

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đang chuẩn bị thủ tục pháp lý cho đợt phát hành thứ 3 trong năm 2013 của mình, với quy mô khoảng 3.000 tỷ đồng.

Từ cuối tháng 8/2013, Eximbank đã thống nhất chủ trương phát hành riêng lẻ khoảng 10.000 tỷ đồng trái phiếu hoặc chứng chỉ tiền gửi với các kỳ hạn 2 năm, 3 năm và 5 năm. Giới đầu tư dự báo, Eximbank sẽ thực hiện đợt phát hành trong quý IV, nếu được NHNN cấp phép.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và trung bình cũng bắt đầu chào bán trái phiếu tới NĐT với quy mô chỉ trăm tỷ đồng, thậm chí dưới 100 tỷ đồng, nhưng giới đầu tư tỏ ra khá e dè.

Ngân hàng không thể mạo hiểm mua vào TPDN có nợ chồng chất

Việc doanh nghiệp tự phát hành trái phiếu là hình thức bổ sung lượng vốn cần thiết cho doanh nghiệp, giúp họ bớt phụ thuộc nguồn với ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh nguồn vốn ngân hàng dồi dào, lãi suất thấp. Giới chuyên gia cho rằng đây là xu hướng tất yếu nhưng nếu TPDN phát hành không minh bạch, không được kiểm toán chặt chẽ, sẽ tạo nên độ rủi ro rất lớn khi ngân hàng “ôm” vào.

Theo ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, phát hành TPDN là hình thức được nhiều nước trên thế giới đã làm để thu hút vốn. Nhưng trái phiếu khác với phát hành cổ phần. Đây là lượng vốn người ta đưa ra trong một khoảng thời gian rồi thu lại.

Lo ngại nợ chồng nợ

Tuy nhiên, việc phát hành TPDN không phải lúc nào cũng thuận lợi. Nhiều ngân hàng lo ngại nên đều đòi hỏi tài sản đảm bảo. Còn doanh nghiệp huy động trái phiếu ở nước ngoài phải chịu lãi suất cao.

Còn theo ông Hiển, doanh nghiệp tự phát hành trái phiếu để huy động vốn là xu thế tất yếu, tuy nhiên cần phải quan tâm tới việc hậu sử dụng vốn. “Phát hành TPDN là xu thế đúng, nhưng quan trọng nhất là sử dụng vốn như thế nào; các doanh nghiệp phải minh bạch khi phát hành trái phiếu, phải xác định phát hành trái phiếu để làm gì, hiệu quả ra sao và khả năng trả nợ thế nào”, ông Hiển nhấn mạnh.

Bởi vậy, ông Hiển cảnh báo các ngân hàng nên cân nhắc trước quyết định mua TPDN. “Các ngân hàng sẽ phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng việc mua lại TPDN. Ngân hàng cũng là NĐT, họ sẽ bỏ tiền đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau để tránh chuyện “bỏ trứng vào một giỏ”, ông Hiển khuyến cáo.

Nhìn nhận về vấn đề này, Ts.Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, còn lo ngại về tiềm ẩn nguy cơ gia tăng nợ xấu. “Toàn bộ tín dụng cho nền kinh tế cơ bản đặt gánh nặng lên NHTM, còn huy động vốn trung và dài hạn phải thông qua thị trường vốn, cổ phiếu và trái phiếu”, Ts. Lịch nhận định.

Theo Ts. Lịch, TPDN phát hành ra hiện nay, phần nhiều là do ngân hàng “ôm vào”, liệu có gia tăng nợ xấu khi có ý kiến cho rằng doanh nghiệp phát hành trái phiếu để đảo nợ!? “Để xác định doanh nghiệp đảo nợ hay không là trách nhiệm của ngân hàng. Theo tôi, ngân hàng không thể mạo hiểm mua vào TPDN có nợ chồng chất, nợ xấu, nếu không có một “zíc zắc” nào đó”, ông Lịch nói.

Theo giới chuyên gia, cần phải nâng cao tính minh bạch của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Có được điều đó thì cần phải có tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại chưa có tổ chức hay cơ quan nào đứng ra đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp.

Về vấn đề này, theo ông Hiển, việc đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp không phải chỉ là một tổ chức mà cần một hệ thống tiêu chí pháp luật đánh giá về: mức độ thế nào, khả năng ra sao, vốn chủ sở hữu bao nhiêu… khi nào cần phải báo động (như đi mua bao nhiêu, phải trả thế nào, thu ra sao…). Còn trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp chỉ có thể dựa vào một số chỉ số quan trọng sẵn có như kết luận của kiểm toán, thanh tra…

Huệ Văn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.