ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Siêu bão” có làm nên một đời Tổng thống?
Sunday, November 10, 2013 19:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tổng thống Barack Obama thuộc phe Dân chủ và Thống đốc Chris Christie thuộc phe Cộng hòaTổng thống Barack Obama thuộc phe Dân chủ và Thống đốc Chris Christie thuộc phe Cộng hòa

Nội dung nổi bật:

- Siêu bão Sandy tàn phá bờ Đông nước Mỹ với tổng thiệt hại tới 65 tỷ USD.

- Khả năng ứng phó tuyệt vời trước thảm cảnh của người dân biến Thống đốc Chris Christie từ một chính trị gia tầm tầm vụt trở thành nhân vật tầm cỡ quốc gia.

- Hành động ca ngợi Tổng thống Obama (thuộc phe Dân chủ) khi ông này tới thăm New Jersey của Chris Christie (phe Cộng hòa) khiến một nước Mỹ chia rẽ chưa từng có chợt nhận ra rằng đây chính là người đàn ông có thể dẹp bỏ thù hằn đảng phái vì lợi ích của người dân.

- Chris Christie tái đắc cử Thống đốc New Jersey với số phiếu cao chưa từng có, dù thuộc Đảng Cộng hòa. Mới một năm trước, 87% người New Jersey bỏ phiếu cho Obama và Đảng Dân chủ.

- Chris Christie nhiều khả năng sẽ ra tranh cử Tổng thống vào năm 2016.


Cách đây hơn một năm, siêu bão Sandy đổ bộ vào bờ đông Hoa Kỳ gây cảnh ngập lụt trên diện tích 1.290 cây số vuông và ảnh hưởng tới 50 triệu dân Mỹ. New Jersey cùng New York là hai bang chịu ảnh hưởng trực tiếp của siêu bão này.

Sức tàn phá của Sandy là ngoài dự đoán. 160 người thiệt mạng khi cơn bão Sandy quét qua, hơn 30.000 căn nhà bị phá hủy, 2,6 triệu người dân phải sống trong cảnh mất điện. Tập đoàn Exelon phải tuyên bố tình trạng “báo động” đối với nhà máy điện hạt nhân New Jersey Oyster Creek do mức nước ngập trong nhà máy cao hơn 2m.

Tổng thiệt hại của cơn bão lên tới 65 tỷ USD.

“Khi tiếp cận những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề, thay vì hỏi thăm tận tình, ông lại … mắng”

Nhưng đây lại là thời khắc lóe sáng để một Thống đốc tầm tầm, chưa bao giờ dám chắc mình có trụ được thêm một nhiệm kỳ nữa hay không, vụt trở thành nhân vật tầm cỡ quốc gia và là ứng viên nặng ký cho cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016. Đó là Thống đốc bang New Jersey, ông Chris Christie.

Vị Thống đốc chân thành

Ngược với thế lúng túng của Thị trưởng New York Michale Bloomberg, Thống đốc Chris Christie ngay lập tức thực hiện những nhiệm vụ của một vị Thống đốc đầy trách nhiệm: Cắt bỏ các kỳ nghỉ, làm việc 18 giờ/ngày, tiến hành thị sát, thăm hỏi, động viên, rồi lên TV hứa sẽ cứu trợ và khắc phục trong thời gian sớm nhất,…

XEM THÊM: New York tối om sau siêu bão Sandy

Những gì Chris Christie làm thì chính trị gia Mỹ nào cũng biết. Có chăng, khác ở chỗ ông biết thể hiện sự chân thành tốt hơn, và không quên xuất hiện trước ống kính máy quay khi nói về những dự định của ông trong việc khắc phục cơn bão.

Dưới đây là một câu chuyện về Chris. Khi tiếp cận những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề, thay vì hỏi thăm tận tình, ông lại … mắng:

“Chính phủ đã yêu cầu sơ tán khẩn cấp, nhưng nhiều nơi chỉ một nửa người dân chịu đi sơ tán. Hiện tại, chúng tôi đã cử những đội cứu hộ tới đó. Đấy, chính vì những người không chịu đi sơ tán ấy mà đội cứu hộ phải lao vào nơi nguy hiểm.”

Chẳng hay ho gì khi nói vậy với những người bị mắc kẹt trong một cơn bão. Nhưng đó là sự thật. Nếu không tuân theo hướng dẫn của chính phủ và không có biện pháp phòng ngừa cơ bản, bạn không chỉ mạo hiểm cuộc sống của bạn mà còn của nhiều người khác.

Vừa nói, Chris vừa tỏ ra thất vọng vì một vài người đã không nghe theo lời ông. Còn trong mắt phần đông đang lắng nghe, ông là một Thống đốc đáng kính và đầy trách nhiệm.

Lời ca ngợi hết cỡ cho người ông từng “tổng xỉ vả”

Thống đốc Chris Christie và Tổng thống Barack Obama “tay bắt mặt mừng” trong chuyến thăm của TT Mỹ tới New Jersey vào đầu năm nay. Một số thành phần cực đoan trong phe Cộng hòa đòi “khai trừ đảng” Christie sau bức ảnh này. 

Trong một nước Mỹ phân cực chưa từng thấy, khi mà hai đảng lớn Dân chủ – Cộng hòa chẳng thèm nhìn mặt nhau, và dân chúng đã chán ngấy những cuộc tranh luận mang nặng tính giáo điều, Chris Christie đã làm nên tên tuổi bằng cách chứng tỏ cho dân chúng thấy, ông có khả năng bỏ qua khác biệt đảng phái vì lợi ích chung.

Dù là là thành viên của Đảng Cộng hòa đối lập với Đảng Dân chủ của Tổng thống Obama, nhưng ông giành những lời ca ngợi có cánh cho Tổng thống Barack Obama khi ông Obama đến thị sát New Jersey.

Phải nói thêm rằng thời điểm Sandy ập vào New Jersey cũng là lúc hai đảng đang đối đầu kịch liệt khi chỉ còn hai tháng nữa là tới kỳ bầu cử Tổng thống 2012.

XEM THÊM: Siêu bão Sandy và cuộc chạy đua vào Nhà Trắng

Cách đó không lâu, chính Chris cũng là người chỉ trích thậm tệ chính sách y tế (thường bị gọi là Obama Care) của Tổng thống. Tuy nhiên, lần này, ông lại không tiếc lời ca ngợi ông Obama đã ứng phó rất kịp thời với siêu bão.

Dù việc Chris ca ngợi Obama khiến không ít chính trị gia Đảng cộng hòa “nóng mặt” nhưng hành động đó đã đem lại một hiệu quả chính trị và truyền thông tuyệt vời. Người dân New Jersey nhìn thấy, trong tình cảnh khó khăn chung, lãnh đạo của họ sẵn sàng gạt bất đồng và hiềm khích giữa hai Đảng sang một bên, bắt tay nhau vì lợi ích chung.

Tỉ lệ người ủng hộ ông Chris tại New Jersey đã tăng 19% sau hành động trên.

Chris còn cho thấy mình là một người chiến đấu hết mình vì quyền lợi của người dân. Cuối năm 2012, khi gói cứu trợ trị giá 60 tỉ USD cho những bang chịu ảnh hưởng của cơn bão Sandy chưa được thông qua, Chris lên tiếng phản ứng mạnh mẽ, coi thất bại của Hạ viện Mỹ trong việc thông qua dự luật này là “không thể tha thứ được.”

“Bậc thầy thảm họa”

Một năm sau ngày Sandy đổ bộ, các bệnh viện của New Jersey thông báo tin vui: tỉ lệ sinh của bang đã tăng mạnh sau cơn bão Sandy, mà người ta gọi là sự “bùng nổ hậu Sandy”. Trung tâm y tế Monmouth ước tính tỉ lệ sinh đã tăng 35%.

Cùng lúc đó, Chris Christie cũng tái đắc cử Thống đốc với số phiếu áp đảo chưa từng thấy: 60% so với chỉ 36% của đối thủ Barbara Buono thuộc phe Dân chủ.

Phải nói thêm rằng bang New Jersey là “sân nhà” của Đảng Dân chủ và chưa một ứng viên Cộng hòa nào dành số phiếu quá bán tại đây kể từ năm 1988. Chris áp đảo tới mức ông nhận được sự ủng hộ cả của 31 quan chức dân cử thuộc Đảng Dân chủ.

Hiện nhiều người cho rằng, chuyện Chris Christie ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tới là điều đương nhiên.

“Chúng ta đã trải qua những thời khắc khó khăn trong một cuộc khủng hoảng. Khi người New Jersey gọi người New Jersey, họ chạy lại giúp đỡ không chút nề hà”, Chris phát biểu trong cuộc vận động tranh cử. Ông cũng cho biết sẽ tiếp tục dốc hết sức mình để tái thiết những khu vực còn bị tổn hại sau bão.

Không có gì lạ khi những chiến dịch truyền thông tranh cử của ông đều gắn chặt với cơn bão Sandy. “Chúng ta còn manh mẽ hơn cơn bão”, Chris phát biểu trên truyền hình.

Tuyên bố, hành động và kết quả Chris Christie đạt được khiến cả nước Mỹ ngưỡng mộ. Người ta thấy người dân vây lấy ông xin chụp ảnh, những nụ hôn biết ơn và những cái ôm cảm thông.

Tuy nhiên, tại trung tâm những vùng chịu ảnh hưởng sau cơn bão, vẫn còn 26.000 người New Jersey đang sống trong cảnh không nhà cửa. Những khoản tiền hứa sẽ cung cấp để xây dựng lại nhà cửa vẫn chưa thấy đâu, và nhiều dấu hiệu cho thấy còn lâu vấn đề mới được giải quyết triệt để. Nhiều người đã mất hết kiên nhẫn.

Lý giải về điều này, Thống đốc Christie cho biết, sự chậm trễ là lỗi của Cơ quan liên bang.

XEM THÊM: Ai đẩy Mỹ đến vách đá?

Trần Dũng

Theo Trí Thức Trẻ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.