ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,686,223,605
Stories: 8,385,480
Profile image
1
0
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 39
Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước? (phần 20) Mã Đạc
Saturday, October 25, 2014 19:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


 

Trạng Nguyên Mã Đạc (1366 ~ 1423) thời đại nhà Nguyên, tự Ngạn Thanh, hiệu Mai Nham, người thôn Lĩnh Nam, Đàm Đầu, huyện Trường Nhạc, tỉnh Phúc Kiến. Vĩnh Lạc năm thứ 10 (tức năm 1412), trong kỳ khoa cử năm Nhâm Thìn ông là người đỗ đầu bảng tiến sĩ (trạng nguyên), được làm quan tu soạn trong Hàn Lâm Viện, rất được Minh Thành Tổ tín nhiệm, được giao làm phụ tá cho thái tử Chu Cao Sí.

Có tư liệu lịch sử ghi lại rằng vào năm Vĩnh Lạc thứ 16 (năm 1418), Lý Kỳ – người đỗ trạng nguyên khoa Mậu Tuất này là người em cùng cha khác mẹ với ông, cho nên “Một mái nhà hai trạng nguyên” đã trở thành giai thoại được lưu truyền.

Mã Đạc từ nhỏ đọc sách mười phần chú tâm khắc khổ, mỗi ngày vùi đầu dưới cửa, đọc không ngừng. Lúc 13 tuổi, ông vào Huyện tham gia cuộc thi dành cho học trò tuổi nhi đồng, vốn đã được định là đỗ đầu, nhưng vì giám khảo rất thích bài thi của ông, nên để riêng một bên, kết quả lại bị mất, khiến ông thi rớt.

Ba năm sau mới cùng Lý Kỳ – một trạng nguyên khác ở Trường Nhạc cùng nhau đi học. Về sau, họ lại cùng nhau đến Đông Khê tinh đài ở bản huyện bái một nhà nho danh tiếng tên là Trần Tuân Nhân làm thầy. Trần tiên sinh cũng là người Trường Nhạc, năm Hồng Vũ thứ mười tám đỗ tiến sĩ (năm 1385), làm quan đến Cấp Sự Trung, bởi vì can gián nói thẳng, đã đắc tội với Hoàng Đế, nên thoái ẩn ở nông thôn. Tài văn chương của ông nổi danh một thời, nên tri huyện Vương Tuân Đạo của Trường Nhạc đặc biệt mời ông dạy học ở Đông Khê tinh xá. Mười học trò đắc ý của ông sau này đều đỗ tiến sĩ.

Sau khi Mã Đạc vào tinh xá không lâu, cha mẹ ông lần lượt qua đời, gia đạo ngày càng khó khăn. Về sau lại nhiều lần thi Hương không thuận, cuối cùng đến ba bữa cơm cũng không đủ, đã từng một lần phải dựa vào bói toán mà sống qua ngày; bởi vì tài ăn nói không tốt, không quen xu nịnh, lại không muốn dọa dẫm lừa gạt khách hàng, nên việc làm ăn này cũng không tốt, ông và vợ phải trải qua một thời gian sinh sống gian nan.

Năm Vĩnh Lạc thứ chín (năm 1406), một người cùng học ở Đông Khê Tinh Xá với ông là Trần Toàn (cháu trai của Trần tiên sinh) thi trúng Bảng Nhãn, mà Cao Nhược Châu – vợ của ông lại là tiểu muội của Trần Toàn. Mã Đạc đang ở trong hoàn cảnh khốn khó, sau khi biết được sự việc đã rất chấn động, ông càng thêm chăm chỉ dốc lòng cầu học.

Năm Vĩnh Lạc thứ chín (1411), Mã Đạc lấy tư cách cống sinh vào kinh thành thi hội, lộ phí ít ỏi đều là mượn của bạn bè thân hữu, cho nên chỉ có thể chân mang giày rơm, lưng mang túi ba lô, đi bộ vào kinh thành.

Một ngày, ông đang chạy nhanh, bắt gặp thi thể một người nữ ở bên đường, tâm không đành lòng, ông không chỉ cởi áo phủ lên thi thể, mà con nghĩ cách an táng vào một ngôi mộ. Bởi vậy, làm trễ không ít thời gian, nhìn thấy cánh đồng mênh mông bát ngát, màn đêm bốn bề, đang lúc buồn bã, bỗng thấy có một ngọn đèn xa xa.

Ông đi đến xem, thì ra là bên trong cánh rừng thưa thớt có một gian phòng, liền lấy can đảm gõ cửa xin nhờ qua đêm. Không ngờ người mở cửa lại là một người thiếu phụ. Thiếu phụ kia rất đúng mực, sau khi biết được ý định của ông, liền cho ông tá túc, điều này cũng khiến cho Mã Đạc có chút do dự, nhưng trời đã quá tối, bản thân bôn ba một ngày nên rất buồn ngủ, đành phải mạo muội vào nhà xin nghỉ ngơi.

Ông cúi đầu không dám nhìn thiếu phụ, cũng không nói nhiều lời, bỏ hành trang liền ngã đầu ra ngủ, rất nhanh đã tiến vào mộng đẹp. Cho đến khi tỉnh lại, trời đã sáng, liền vội vàng cáo biệt thiếu phụ tiếp tục lên đường. Thiếu phụ cũng không nói nhiều, xuất khẩu thành thơ nhất tuyệt: “Hàn dạ đa thiếp gia, lô trung vô hỏa vị phanh trà. Lang quân thử khứ đăng kim bảng, vũ đả vô thanh cổ tử hoa.”

Dịch thơ:

Đêm lạnh tối om đến nhà thiếp

Trong bếp không lửa không pha trà

Lang quân lần này trèo lên bảng,

Mưa rơi im ắng cổ tử hoa.

Mã Đạc một bên nghe một bên cúi đầu đi ra, cảm thấy ba câu đầu dễ hiểu, chỉ có câu cuối là khó hiểu, nên muốn hỏi cho rõ. Vừa quay đầu lại, khiến ông giật nẩy người:   Nhà tranh, thiếu phụ đâu còn? Chỉ thấy cây cối sum suê, một mảnh đất vàng, chỗ ngủ thì ra là táng đả lớn bên cạnh ngôi mộ! Giật mình thì giật mình, những vì đang vội nên cũng đành phải đi.

Lại một ngày, Mã Đạc xuyên qua một đường mòn bên bờ ruộng, bờ này chỉ đủ cho một người đi qua. Đi tới đi tới, đột nhiên thấy một người nữ nông thôn gánh củi chặn đường đi. Mã Đạc nghĩ lui lại, nhưng nếu lui lại thì phải lui nửa dặm đường (~500m), cảm thấy có chút chần chừ.

Nông phụ nhìn ra tâm tư của ông, nên chủ động đáp lời: “Tiên sinh có lẽ đang vào kinh thi cử nhỉ? Tôi ra một câu đối, ngài đối được, thì tôi tình nguyện vượt bùn nước chảy mà nhường đường; nếu không, ngài chỉ có thể hạ mình xuống ruộng hoặc quay đầu lại, ngài thấy sao?” Mã Đạc nghĩ thầm, bị một cô gái nông thôn làm khó, thì mình còn vào kinh thi cái gì chứ? Liền sảng khoái đáp ứng.

Nông phụ nâng một chân lên và nói với Mã Đạc: “Con gái của tôi giỏi thêu thùa, còn rất thích hoa tú cúc. Đôi giày này của tôi là con gái tôi làm. Nhưng giày của nó thì thêu hoa cúc, giày của tôi thì là nhụy cúc. Tôi hỏi nó là vì sao? Nó nói: ‘Mẹ mỗi ngày sáng sớm ra ngoài, cỏ ven đường nhiều sương sớm, nhụy gặp sương sớm không phải sẽ nở ra hay sao?’ Nhưng nhụy trên đôi giày này đến giờ vẫn không có nở, cho nên đùa giỡn thành một câu vế dưới: “Thanh hài tú cúc, triêu triêu thích lộ nhị nan khai.’ (Giày xinh thêu hoa cúc, ngày ngày gặp đá nhụy khó khai) Nhưng vế trên tôi nghĩ không ra, tiên sinh là người học thức uyên bác, kính xin tiên sinh chỉ giáo.”

Vừa nghe xong, Mã Đạc cảm thấy không khó, nhưng chăm chú cân nhắc, xác thực có phần khó khăn. Mấy ngày qua nóng lòng chạy vội, thấy mình cũng sắp giống kiệu phu rồi, mạch suy nghĩ cũng khô khan mất linh. Nghĩ một lát, cảm thấy nhất thời còn đối không tốt, lại không muốn chậm trễ nhiều thời gian, đang định cởi giày xuống nước nhường đường, bỗng nhiên một âm thanh vang lên, giống như có đồ vật gì đó bay qua.

Ông ngẩng đầu, người nông phụ đã không còn thấy, trước mắt là bờ ruộng ngang dọc tung hoành, đường mòn thẳng tắp thông hướng đường lớn. Thì ra là do đi quá sớm, đi nhầm vào một đường cụt mà thôi. Vui vẻ bước nhanh trên con đường lớn, vừa đi vừa nhớ lại tình cảnh lúc ấy, nghiền ngẫm câu đối vừa rồi, cảm thấy cực kỳ kinh ngạc.

Cuối cùng cũng đến kinh thành, và thuận lợi vượt qua hội thi. Khi đem nộp bài thi, quan chủ khảo thấy tóc ông đã điểm bạc, tướng mạo cũng giống Vĩnh Lạc Đế mười phần, trong nội tâm âm thầm cảm thấy kỳ lạ. Đọc qua bài văn của ông, thấy bút lực mạnh mẽ, hỏa hầu thuần thục, liền yêu thích, muốn tuyển làm trạng nguyên.

Không ngờ, Tể tướng Bạch Vân Khánh lúc bấy giờ có ái nữ mới trưởng thành, muốn tuyển trạng nguyên làm con rễ, mà người ông ta thích là Lâm Chí. Lâm Chí là người Phúc Châu, thi Hương đứng đầu, thi Hội cũng đứng đầu, lại còn trẻ tuổi anh tuấn, đúng là người tốt nhất để lựa chọn làm con rể. Bản thân Lâm Chí cũng nghĩ rằng mình nắm chắc trạng nguyên. Về sau nghe nói định Mã Đạc làm trạng nguyên, trong nội tâm anh ta có vẻ không vui, rất không phục.

Bạch Vân Khánh biết trạng nguyên là người gần năm mươi, cũng vô cùng tức giận, liền đem hết trăm phương ngàn kế, muốn vì Lâm Chí mà vãn hồi kết quả thi. Nhưng quan chủ khảo một bước cũng không nhượng bộ.

Ngày dán bảng, Vĩnh Lạc Đế nghe nói chọn trạng nguyên có tranh luận, liền cho hai người lên phỏng vấn. Hai người lên điện lễ bái rồi đứng qua một bên, Vĩnh Lạc đế thấy tuổi Mã Đạc tuy lớn, nhưng vô cùng vững vàng, tướng mạo lại rất giống mình, cũng âm thầm thấy kỳ lạ; lại thấy Lâm Chí còn trẻ, khí vũ hiên ngang, cũng là nhân tài.

12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.