Rùa vàng có thời điểm được bán với giá 300 triệu đồng/kg. Được biết, rùa vàng còn gọi là rùa núi, sơn quy, là một con vật có thể chế biến thành thực phẩm và vị thuốc quý. Việc săn bắt quá mức của con người đã khiến rùa vàng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tin tức trên báo Pháp luật TPHCM, thời gian gần đây, nhiều người dân ở các huyện miền núi Phú Yên bỏ hết công việc đồng áng để đi săn rùa vàng.
Nhiều người chuyên đi săn rùa vàng cho biết, rùa vàng thường sinh sống tại các cánh đồng, suối, ao hồ ở khu vực miền núi. Rùa vàng có kích thước trung bình và nhỏ, lớn thì hơn 1kg, còn nhỏ thì khoảng 0,4kg; mai rùa có họa tiết rõ, đẹp, dưới bụng có những đường sọc vàng, không loang lổ như một số loại rùa khác nên được thương lái ưa chuộng.
Rùa vàng đặc biệt thích những nơi có nước bẩn, sình lầy nên người dân thường chọn những nơi này để đặt bẫy. Lưới bát quái bẫy rùa được đặt ngang một đoạn suối nhỏ không bỏ sót bất cứ con rùa vàng nào vô tình đi qua khu vực này.
Ban đầu, giá rùa vàng chỉ tầm vài triệu đồng/kg, sau tăng lên tiền chục, rồi trăm triệu. Chỉ sau 1 tháng, thương lái thu mua rùa vàng ráo riết săn lùng, giá đã đẩy lên 120-150 triệu đồng/kg, có thời điểm 300 triệu đồng/kg.
Hiện mỗi ký rùa vàng có giá bằng cả chục năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nên nhiều người dân các huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân (Phú Yên) cứ như bị bỏ bùa mê, rủ nhau “rồng rắn” đi săn rùa vàng.
Ban đầu, giá rùa vàng chỉ tầm vài triệu đồng/kg, sau tăng lên tiền chục, rồi trăm triệu. Chỉ sau 1 tháng, thương lái thu mua rùa vàng ráo riết săn lùng, giá đã đẩy lên 120-150 triệu đồng/kg, có thời điểm 300 triệu đồng/kg.
Được biết, rùa vàng còn gọi là rùa núi, sơn quy, là một con vật có thể chế biến thành thực phẩm và vị thuốc quý. Việc săn bắt quá mức của con người đã khiến rùa vàng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Thông tin trên báo Sức khỏe & Đời sống, rùa vàng đã được coi là một trong những loại thực phẩm và vị thuốc quý từ rất lâu đời. Các bộ phận của rùa đều được dùng để làm thuốc. Thịt rùa vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng ích âm dưỡng huyết, được dùng để chữa các chứng cốt chưng lao nhiệt (đau nóng trong xương, suy nhược cơ thể do âm hư), đau nhức các khớp, ho lâu ngảy, khái huyết, trĩ xuất huyết…
Chị Huỳnh Thị H. (mặc áo xanh) một lái thương mua con rùa vàng với giá 130 triệu đồng.
Tiết rùa vị mặn, tính lạnh, có công dụng trị thoát giang (lòi dom), thương tổn do trật đả. Mật rùa vị mặn, tính lạnh, dùng để chữa sưng nề mắt sau khi bị bệnh đậu, kinh nguyệt không thông. Tinh trùng rùa dùng để trị điếc tai bằng cách đè nặng lên mu con rùa đực, đặt một cái gương trước mặt, rùa đực tưởng trước mắt mình là rùa cái nên xuất tinh, hứng lấy rồi nhỏ vào tai mỗi ngày vài lần.
Bộ phận quý nhất là yếm rùa, còn gọi là quy bản hay quy giáp, vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng tư âm tiềm dương, bổ thận kiện cốt, được dùng để chữa các chứng thận âm bất túc, âm hư phong động (đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do âm hư), cốt chưng lao nhiệt, thổ huyết, chảy máu cam, ho lâu ngày, kiết lỵ lâu ngày, băng lậu, khí hư, đau lưng, yếu xương (cốt nuy), sốt rét kinh niên, trẻ em gầy yếu…dưới dạng chặt nhỏ sắc uống, làm thành viên hoàn, tán bột hoặc nấu thành cao gọi là cao quy bản.
“Rùa vàng có tên khoa học là Cuora trifasciata, kích thước trung bình, mai hơi dẹp, trên mai có 3 gờ nổi rõ (1 gờ chính giữa và 2 gờ hai bên), có 3 vạch màu xám đen chạy dọc 3 gờ, bờ mai sau không có rèm răng cưa. Rùa vàng thường sống ở các nơi có độ cao 500-1000m so với mặt biển và ăn thức ăn thực vật, sâu bọ, xác động vật chết. Có thể gặp rùa vàng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Gia Lai. Rùa vàng ngoài giá trị thẩm mỹ còn là dược liệu quý hiếm” – GS. Mai Đình Yên, nhà động vật học cho biết.
Tuy nhiên, người ta thổi phồng công dụng của loại cao rùa vàng khiến loài này bị săn lùng. Giá trị mua bán của loài rùa này rất cao, nhưng nhiều người không sành về rùa dễ bị mất tiền oan.
GS Mai Đình Yên nói tiếp: “Ngày trước, tôi đã nghe nhiều chuyện người dân bất chấp nguy hiểm rẽ rừng sâu, vượt núi cao đi tìm rùa vàng. Nhiều người đổ bệnh, chết nơi rừng thiêng nước độc. Và đến nay, lại là nỗi buồn khi nhiều người dồn cả gia tài đi săn rùa đồng miền Trung khiến nhiều gia đình thành trắng tay. Chẳng biết bao giờ, người ta mới nghĩ đến chuyện bảo vệ những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng”.
Theo các nghiên cứu trước đây rùa miền Trung số lượng cá thể còn nhiều nhưng chỉ sau một năm tận diệt loài này còn rất ít. GS. Mai Đình Yên khẳng định: “Rùa Trung bộ là loài rùa đặc hữu, rất quý hiếm, chỉ có ở một số tỉnh Trung bộ Việt Nam. Quần thể sống ở phạm vi hẹp (khoảng 100 km2) nên cần bảo vệ bằng mọi giá. Rùa đồng thuộc nhóm IIB, ghi trong Sách đỏ IUCN (2005) cấp CR. Chính phủ đã ban hành nghị định số 32/2006/NĐ-CP về bảo vệ các loài động vật hoang dã của Việt Nam. Rùa Trung Bộ được đưa vào danh sách những loài động vật được bảo vệ, cấm mua bán, trao đổi hay tiêu thụ mà không được phép của Chính phủ”.
Trong Công ước về Buôn bán quốc tế các loại động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), rùa vàng được xếp vào phụ lục II (gồm những loài vật mà việc mua bán, xuất khẩu phải được kiểm soát, có giấy phép để tránh tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng). Rùa vàng còn có tên trong sách đỏ Việt Nam (bậc E, đang bị đe doạ tuyệt chủng), sách đỏ IUNC (bậc EN, loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu), Nghị định 18/HĐBT (nhóm IIB, nhóm động vật hoang dã hạn chế khai thác và sử dụng). Theo sách đỏ Việt Nam, do có giá trị thẩm mỹ, kinh tế (thực phẩm), y học (mai yến nấu cao) nên rùa vàng bị lâm nguy. Không kể mùa vụ, người ta còn bắt cả con non bán ra nước ngoài… |
Ngọc Anh (Tổng hợp)
2015-01-04 23:56:19