Khoa học và vũ trụ
Khi lên 7, thần đồng nhỏ tuổi Randy đã đột nhiên có một lời tuyên bố như sau:
“Chân lý là lời của Chúa. Những người được Chúa hỏi phải trả lời. Những người không trả lời câu hỏi của Chúa sẽ sợ hãi trước cái chết của họ. Những người trả lời Chúa sẽ tự mở ra cho mình một cuộc sống mới. Chân lý là lời của Chúa”.
Khi được mẹ hỏi liệu có phải cậu có nhớ đoạn văn từ quyển sách nào đó cậu đã từng đọc hay không, Randy trả lời không, rằng cậu chưa từng đọc nó ở bất cứ đâu. Bối rối và ngạc nhiên, mẹ cậu đã chép lại từng từ một trong đoạn trên. Nhà nghiên cứu David Henry Feldman thuộc trường Đại học Tufts đã kể lại trường hợp này trong nghiên cứu mở rộng về 6 đứa trẻ thiên tài có tựa đề “Nature’s Gambit” (Tạm dịch: Nước cờ của tự nhiên).
Một bài diễn thuyết “từ trên trời rơi xuống” khác đã được trình bày trước mặt nhà tâm lý học Joseph Chilton Pearce từ miệng đứa con trai 5 tuổi của ông. Ông Pearce hồi đó giảng dạy bộ môn nhân văn tại trường đại học, ông rất ham mê thần học và trường phái tâm lý học của Carl Jung. Một buổi sáng tại nhà, khi ông đang chuẩn bị cho một lớp học buổi sớm, thì đứa con trai của ông bước vào phòng, ngồi trên gờ giường, và tuôn ra một bài diễn giảng về bản chất của Chúa và nhân loại trong vòng 20 phút. Pearce nhớ lại, con trai ông “đã nói những câu hoàn hảo, chỉnh chu, với một chất giọng đều đều, mà không hề ngắt quãng hay hấp tấp”.
Con trai ông, Pearce nhớ lại, “…đã nói những câu hoàn hảo, chỉnh chu, với một chất giọng đều đều, mà không hề ngắt quãng hay hấp tấp”.
“Cháu sử dụng những thuật ngữ thần học phức tạp và dường như đã bảo với tôi mọi thứ cần biết. Khi nghe cháu nói, tôi đã chấn động và dựng tóc gáy; tôi nổi da gà, và cuối cùng, nước mắt chảy dài xuống gương mặt tôi. Tôi đang ở giữa một hiện tượng kỳ quái không thể giải thích. Chuyến xe buýt đến trường tiểu học của cháu đã đến, còi bắt đầu kêu, và cháu đứng dậy rồi rời đi. Tôi đã mất bình tĩnh và vì thế đến lớp muộn. Điều tôi vừa trải nghiệm thật đáng kinh ngạc, nhưng quá rộng lớn và vượt qua bất kỳ khái niệm nào tôi từng biết cho đến thời điểm đó. Sự chênh lệch (trong kiến thức) lớn đến nỗi tôi hầu như không thể nhớ lại bất kỳ chi tiết nào, gần như chỉ chút ít về nội dung khái quát mà cháu trình bày… Cháu không lấy tài liệu từ tôi. Tôi chưa từng biết về bất cứ thứ gì như cháu mô tả, mà ít ra cũng phải đến giữa độ tuổi ngũ tuần tối mới có thể biết được những kiến thức như thế”.
Cuối ngày hôm đó, khi từ trường về nhà, cháu không nhớ lại được gì về sự kiện trên.
Bé Moriah, 2 tuổi rưỡi, đang ở trường thì đột nhiên chạy đến chỗ các giáo viên, và “khóc thương cho những đứa con của cháu và khẩn thiết cầu xin chúng tôi tìm ra chúng”, theo lời kể của mẹ cháu. Đây là một ghi chép của tiến sĩ Joy Navan, giáo sư danh dự của trường Đại học Murray State, người đã nghiên cứu về những đứa trẻ thiên tài.
Mẹ của Moriah nói tiếp:
“Điều này vẫn tiếp diễn trong khoảng một vài tuần … Trong mỗi lần cháu sẽ cố gắng bảo chúng tôi thêm những điều cần phải biết để tìm ra những đứa trẻ. Cháu nói ra tên của ngôi làng ở Pháp nơi cháu đã sống và miêu tả kho thóc hình tròn nơi cháu nuôi dưỡng ‘những chú ngựa lửa’. Chúng tôi cảm thấy cháu thật sự tin rằng nếu cháu miêu tả vị trí của chúng thì chúng tôi sẽ có thể tìm ra chúng… cháu đã gọi tên 5 đứa trẻ – hai trai và ba gái… Nếu Moriah không tỏ ra quẫn trí và đau buồn rõ ràng như vậy, chúng tôi sẽ không để ý về việc cháu nói đã từng có những đứa con. Nhưng, do nỗi buồn và cảm xúc rất chân thực của cháu, chúng tôi biết phải có điều gì đó ở đây. Trong khoảng thời gian đó Moriah cũng miêu tả về việc qua đời của mình. Tôi nghĩ cháu không biết gì nhiều về điều cuối cùng vì nó khá mờ nhạt; cháu nói cháu đang đi đường trên một cỗ xe thì đâm vào một tảng đá và bị hất ra khỏi con đường”.
Adam, một đứa trẻ sớm phát triển 18 tháng tuổi, đang tắm bồn sau bữa tối. Đột nhiên cậu ngồi bật dậy trong bồn và hét lên “Những kẻ đó! Họ đang đến!” Mắt cậu bé cố định vào một vật thể xa xăm và dường như không nhận thức được bản thân và hoàn cảnh xung quanh. Khi mẹ cậu hỏi “họ” là ai, cậu trả lời với sự kích động đỉnh điểm rằng những người đàn ông mặc đồng phục mang súng đang đến để bắt cậu. Mẹ cậu đã cố gắng an ủi Adam rằng cậu đang an toàn trong ngôi nhà của cậu và bồn tắm ấm áp. Sau đó, một cách đột ngột, cơn kích động của Adam kết thúc, và cậu dường như không nhận thức được điều bất thường vừa xảy ra, Feldman báo cáo.
Trong những trường hợp như vậy, dường như những đứa trẻ nhỏ tuổi này thốt ra những sự việc rõ ràng có ấn tượng mạnh mẽ với chúng, nhưng vượt quá những gì chúng đã đọc hay trải nghiệm. Đối với những người mắc hội chứng bác học, bất kể là bẩm sinh hay qua học tập, những đứa trẻ này “biết những thứ chúng chưa từng học”.
Câu nói trên là của chuyên gia về hội chứng bác học Darold Treffert thuộc trường Đại học Wisconsin, và ông giải thích rằng những người mắc hội chứng bác học—cùng với các thiên tài, cũng như tất cả chúng ta—đều sở hữu trí nhớ gen, cái mà ông gọi là “phần mềm cài đặt trước tại nhà máy”.
Các thiên tài, cũng như tất cả chúng ta—đều sở hữu trí nhớ gen, cái mà ông gọi là “phần mềm cài đặt trước tại nhà máy”.
Ông cho rằng trí tuệ vô thức và khả năng tiềm tàng để thực hiện mọi thứ, là nằm bên trong chúng ta dựa trên các kiến thức và kĩ năng của thành viên trong gia đình. Theo giả thuyết của ông, chúng ta không có ngân hàng ký ức giống nhau; kiến thức và tài năng riêng biệt được phân bổ dọc theo một đường cong chuông (Bell curve) tương tự như với các khả năng thông thường của con người.
Nhưng khi một kỹ năng bác học đột ngột xuất hiện, hay một câu nói về triết lý hay tín ngưỡng phức tạp được đưa ra, hoặc khi một đứa trẻ hồi tưởng lại cái được cho là kiếp trước của chúng, thì lức đó đứa trẻ này đang phát ra một mảng ký ức của tổ tiên nằm ngoài khả năng nhận thức thông thường. Đại khái nó giống như bản năng bay theo hình chữ “V” của loài ngỗng. Chúng không nghĩ về nó, chúng chỉ thực hiện nó.
Nó đại khái giống như bản năng bay theo hình chữ “V” của loài ngỗng. Chúng không nghĩ về nó, chúng chỉ thực hiện nó. (Ảnh: netdna-cdn.com)
Ý tưởng của Treffert đã làm dấy lên nhiều tranh luận. Nó có thể dễ dàng bị đánh giá là phi khoa học, vì các mã gen protein rốt cuộc có chức năng lưu trữ một đặc điểm sinh học (VD: màu mắt)—là rất khác biệt so với việc mã hóa các loại kiến thức đặc biệt.
Tương tự, lý thuyết của ông cũng có thể bị cho là vô nghĩa. Ngay cả nếu các loại kiến thức cụ thể đó giúp tăng năng lực sinh tồn, và do đó được truyền cho các thế hệ sau, thì những khả năng thiên tài giúp ích gì cho việc sinh tồn? Chơi một bản nhạc phức tạp, phác họa chi tiết đến siêu thực các con động vật, viết lại những chữ số thập phân hàng nghìn của con số vô tỉ π (3,14159…)… biết những điều này thì giúp ích gì cho khả năng sinh tồn?
Một cách lý giải khác
Tôi sẽ đưa ra một cách lý giải khác. Những cá nhân đặc biệt mà tôi đã nghiên cứu—những người có cảm giác kèm, Rối loạn Phổ Tự kỷ, những nhà bác học tự học, và những đứa trẻ thiên tài—thường có những điểm chung khác ngoài sự nhạy cảm với môi trường. Đó là khả năng nhạy cảm với tâm linh.
Những cá nhân đặc biệt mà tôi đã nghiên cứu—những người có cảm giác kèm, Rối loạn Phổ Tự kỷ, những nhà bác học tự học, và những đứa trẻ thiên tài—thường có những điểm chung khác ngoài sự nhạy cảm với môi trường. Đó là khả năng nhạy cảm với tâm linh.
Và, mặc dù những đứa trẻ xuất hiện nhận thức bất thường có thể đã dẫn rất nhiều người đi sai đường, nhưng khoa học là một hành trình không ngừng nghỉ mà chúng ta phải nhận thức khiêm tốn rằng còn nhiều thứ mà chúng ta không biết và chưa bao giờ nghĩ tới. Theo cách nói của nhà khoa học thần kinh V.S. Ramachandran thuộc trường Đại học California-San Diego, những hiện tượng bất thường “cho thấy mức độ thiếu hiểu biết trầm trọng của chúng ta”.
Nếu suy xét cẩn thận, khi nghiên cứu những trải nghiệm “ngoài lề” này, chúng ta có thể hiểu biết đầy đủ hơn về cách thức siêu thường mà một số người đặc biệt nhận biết sự việc, thực hiện sự việc, hay nhận thức sự việc.
Michael Jawer đã nghiên cứu nền tảng thân-tâm của tính cách và sức khỏe trong 15 năm qua. Quyển sách mới nhất của ông, viết chung với Thạc sĩ, Tiến sĩ Marc Micozzi, là “Your Emotional Type” (Trạng thái Cảm xúc của bạn). Quyển sách trước đó của ông là “The Spiritual Anatomy of Emotion (Giải phẫu Tâm linh của Cảm xúc).”
Có thể liên hệ với Jawyer qua địa chỉ email [email protected].
Bản gốc đăng trên tờ Psychology Today (Tâm lý học ngày nay).