ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Trung Quốc phớt lờ đối thoại thương mại với Úc
Monday, May 18, 2020 7:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bộ trưởng thương mại liên bang Úc đã gọi điện cả tuần cho người đồng cấp Trung Quốc nhưng không được bắt máy. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Thượng nghị sĩ Úc Simon Birmingham tìm cách giải quyết các tranh chấp thương mại về sản phẩm lúa mạch và thịt bò Úc với Trung Quốc, theo The Epoch Times.

Chính quyền Trung Quốc đang xem xét áp mức thuế 80% đối với lúa mạch nhập khẩu từ Úc sau cuộc điều tra chống bán phá giá kéo dài 18 tháng. Gần đây, Trung Quốc cũng đã ngăn chặn nhập khẩu thịt bò Úc từ 4 lò mổ.

Bộ Thương mại Trung Quốc đã né tránh cuộc gọi từ Bộ trưởng thương mại Úc trong suốt một tuần.

Tuyên bố áp thuế lúa mạch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hôm 10/5 được đưa ra ngay sau khi Bộ trưởng Y tế liên bang Úc Greg Hunt tái khẳng định lập trường chính phủ Úc sẽ hỗ trợ kiến nghị điều tra nguồn gốc Covid-19 của Liên minh Châu Âu.

“Ngay lập tức, chúng tôi đã đề xuất kiến nghị để tôi có một cuộc thảo luận trực tiếp với người đồng cấp Trung Quốc”, ông Birmingham nói trong một cuộc phỏng vấn với ABC Insider. “Yêu cầu này chưa được đáp ứng khi các cuộc điện thoại vẫn chưa nhận được phản hồi trong giai đoạn này”.

“Đáng nhẽ cuộc gọi nên được trả lời”, ông nói.

Chính phủ Úc và ngành công nghiệp lúa mạch nước này đã gửi phản hồi bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc, rằng chính phủ Úc trợ cấp ngành công nghiệp lúa mạch từ đó lũng đoạn thị trường.

“Đây chỉ đơn giản là một hoạt động nông nghiệp thương mại đang kinh doanh tiến triển rất tốt [chứ không phải do hỗ trợ của chính phủ], và không có lý do nào để áp các khoản thuế đối với bất kỳ sản phẩm lúa mạch nào của chúng tôi”, Nghị sĩ Birmingham nói. 


Trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 14/4/2018 (ảnh: Benoît Prieur/Wikimedia Commons).

Nếu ĐCSTQ quyết định áp bất kỳ khoản thuế bổ sung nào, chính phủ Úc có thể nhờ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đứng ra giải quyết tranh chấp, Nghị sĩ Birmingham nói.

“Úc đã giải quyết tranh chấp thông qua WTO với các đối tác quan trọng khác của chúng tôi trên toàn cầu trong những năm gần đây. Tôi đã khởi xướng phương thức giải quyết này với Canada liên quan đến sản phẩm rượu vang, và với Ấn Độ liên quan đến ngành sản xuất đường”, ông nói.

Khi được hỏi liệu Trung Quốc có phải là nền kinh tế thị trường hay không, nơi người mua và người bán có thể tự do giao thương qua lại, ông Birmingham nói:

“Trung Quốc có một lượng rất lớn các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động, đôi khi theo những cách thức kém minh bạch hơn so với các doanh nghiệp khác”.

Trung Quốc là đối tác thương mại số một của Úc, nhưng Nghị sĩ Birmingham cho biết các doanh nghiệp có quyền tự do xác định họ muốn bán hàng hóa và dịch vụ cho đối tượng nào.

“Tôi kỳ vọng rằng nhiều doanh nghiệp Úc, trước sức ép từ một số đòn pháp lý không thể lường trước được, ví như những gì chúng ta đã thấy trong vài tuần qua, sẽ bắt đầu cân nhắc xem liệu mức độ rủi ro [khi làm ăn với Trung Quốc] phải chăng đã thay đổi, để từ đó xem xét các thị trường khác”, ông nói.

Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết việc thúc đẩy một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc Covid-19 là rất bình thường, không có gì kỳ lạ. Ông nhắc lại Úc sẽ giữ vững lập trường trong vấn đề này.

Cựu Bộ trưởng Thương mại Lao động Úc Craig Emerson nghĩ rằng chính phủ Úc đang đưa ra “một đề xuất hoàn toàn hợp lý”.

“Ý tôi là, (Trung Quốc) có nghiêm túc khi ám chỉ rằng chúng ta không cần biết Covid-19 bắt nguồn từ đâu và lây lan như thế nào?” Emerson nói.

“Đề xuất này không phải là chống Trung Quốc, nó là một đề xuất dựa trên khoa học. Chúng ta cần tìm hiểu về con virus đặc biệt dựa trên giả định rằng vào một lúc nào đó trong tương lai, và hy vọng là vào một thời gian rất xa xôi nào đó trong tương lai, chúng ta sẽ đối mặt với sự bùng phát của các loại virus khác”.

Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập

The post Trung Quốc phớt lờ đối thoại thương mại với Úc appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.